Ngày 3/11, hội thảo quốc tế chuyên đề 'Khoa học sinh học động vật' lần thứ 3 đã diễn ra tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM.
Hội thảo là sự tiếp nối thành công lần thứ nhất năm 2021 do Trường đào tạo Sau đại học Môi trường, Khoa học Đời sống và Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Okayama (Nhật Bản) chủ trì và lần thứ 2 năm 2022 do Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm TPHCM chủ trì.
Đây là Hội thảo quốc tế chuyên đề thường niên được tổ chức trong chuỗi các hoạt động hợp tác ký kết giữa trường Đại học Okayama (Nhật Bản) với trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đánh dấu sự hợp tác trong sự nghiệp đào tạo và giáo dục.
Hội thảo quốc tế chuyên đề “Khoa học sinh học động vật” lần thứ 3 đã diễn ra tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM thu hút nhiều nhà khoa học trẻ.
|
Theo ban tổ chức, dự báo đến năm 2050, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng đến 70% so với hiện nay để đáp ứng nhu cầu của 9 tỉ người.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với những vấn đề nan giải và những thách thức liên quan đến tính bền vững; an toàn, an ninh lương thực; tác động môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trước những thách thức này, vai trò của các nhà khoa học chưa bao giờ quan trọng hơn thế.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lê Quang Thông – Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Hội thảo khoa học quốc tế năm nay với chủ đề “Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh học động vật” cung cấp một nền tảng cho các phiên báo cáo và thảo luận liên ngành. Từ Kỹ thuật chăn nuôi, di truyền, chọn giống, dinh dưỡng, bệnh trên vật nuôi, bệnh truyền lây từ động vật sang người, môi trường, công nghệ sinh học, khoa học sự sống và các lĩnh vực khác có liên quan.
Số lần xem trang: 2447
Nhập ngày: 07-11-2023
Điều chỉnh lần cuối: 07-11-2023