Ngày 13/6, Trường ĐH Nông lâm TPHCM, Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu tại Paris (AVSE), phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế, chủ đề "Khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và giá thành của tín chỉ các bon từ rừng ngập mặn tại Việt Nam" Nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các bên có liên quan trong việc trao đổi thông tin, cập nhật khung pháp lí của quốc tế và Việt Nam cũng như các yêu cầu thị trường, kĩ thuật và xã hội về thị trường các bon rừng ngập mặn.

 
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của Đại diện đến từ các Bộ ngành như Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa Học Công Nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn từ 4 tỉnh thành,  Đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Đại diện đến từ 11 tỉnh thành khác nhau, cùng nhiều chuyên gia, tổ chức về lâm nghiệp trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của TS Phạm Thu Thủy, Trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu về biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo và phát triển các bon thấp (CIFOR) và TS Tăng Thị Kim Hồng, Trưởng khoa Lâm nghiệp ĐH Nông lâm TPHCM, năm 2021, Việt Nam có 612 triệu tấn các bon lưu giữ trong rừng, trong đó 80% từ rừng tự nhiên. Tây Nguyên là vùng có trữ lượng các bon rừng cao.
 
 
Các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung đều có tiềm năng phát triển và hưởng lợi từ thị trường các bon rừng. Hiện số lượng các nhà đầu tư hướng tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường các bon rừng ngập mặn ngày càng tăng. Tuy nhiên, đang có những rào cản về hành lang pháp lý, năng lực kỹ thuật, kết nối thị trường, giá thành các bon rừng...
Mặc dù đã có những điều kiện ban đầu để phát triển thị trường các bon rừng, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc hiện thực hóa tầm nhìn, chiến lược và các chính sách hiện hành trong vấn đề này.
Nguyên nhân do kiến thức và hiểu biết của các bên có liên quan về thị trường các bon rừng còn hạn chế, trong khi các quy định pháp lí và thủ tục hành chính đang ở giai đoạn đầu và thí điểm.
Các sức ép và áp lực chuyển đổi rừng sang mục đích phát triển kinh tế - xã hội còn cao trong khi chưa có các cơ chế khuyến khích tài chính hấp dẫn để khuyến khích người dân trồng rừng và cung cấp dịch vụ các bon rừng.
Các nghiên cứu khoa học tính toán toàn diện các chi phí và lợi ích cho các bên có liên quan còn thiếu, dẫn đến những khó khăn trong việc các bên xác định giá bán phù hợp và công bằng.
 
 

Phòng Thông tin Truyền thông

 

 

Số lần xem trang: 2408
Nhập ngày: 15-06-2023
Điều chỉnh lần cuối: 15-06-2023

Tin mới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM NHẬN QUYỀN ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NĂM 2025 (NBC 2025) (27-09-2024)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM CỐ VẤN HỌC TẬP NĂM HỌC 2024-2025 (26-09-2024)

LỄ NHẬP HỌC SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2024 (22-09-2024)

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ TOÀN QUỐC NGÀNH THỦY SẢN, LẦN THỨ 13 VỚI CHỦ ĐỀ “PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN” (20-09-2024)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI (17-09-2024)

KẾT QUẢ CUỘC THI OLYMPIC SINH HỌC SINH VIÊN VIỆT NAM LẦN THỨ IV NĂM 2024 (26-08-2024)

TỌA ĐÀM “CHIA SẺ, CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG RỪNG CÁC BON TỪ HỆ SINH THÁI RỪNG VEN BIỂN” (24-08-2024)

HỘI THẢO “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỰA VÀO RỪNG NGẬP MẶN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢM THIỂU VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (22-08-2024)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ "TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHÂN SỰ, TÀI CHÍNH" (17-08-2024)

HỘI NGHỊ SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024 HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (13-08-2024)

Xem thêm ...
PHÒNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Phòng: 401 - Nhà điều hành - Đại học Nông lâm TP.HCM, Khu phố 6, Phường Linh Trung - Tp.Thủ Đức - TP.Hồ Chí Minh
Tel: 028 3535 9097 - Email: ptttt@hcmuaf.edu.vn - Website: https://4t.hcmuaf.edu.vn

logolink