Chiền ngày 22/8/2024, tại Nhà khách Quốc Hội, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Đại học Adelaide (Úc) phối hợp tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về Thị trường rừng các bon từ hệ sinh thái rừng ven biển” nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Tọa đàm nhằm cập nhật thông tin khoa học về thị trường carbon, chia sẻ kiến thức, hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao. 

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS. Trần Đình Lý (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) nhận định, thị trường carbon đang trở thành một vấn đề quan trọng và cấp bách trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

Rừng ven biển không chỉ đóng vai trò như một lá chắn tự nhiên bảo vệ các vùng đất khỏi thiên tai mà còn là nơi hấp thụ và lưu trữ carbon hiệu quả, góp phần giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

TS. Trần Đình Lý phát biểu tại tọa đàm

Cụ thể, các hệ sinh thái ven biển và đất ngập nước (bao gồm rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và cỏ biển) đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; đồng thời đảm bảo sinh kế, an sinh xã hội cho cộng đồng ven biển.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển có khả năng hấp thụ carbon cao hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái khác, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Với tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái ven biển đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường carbon toàn cầu.

“Tuy nhiên, thị trường carbon xanh từ các hệ sinh thái này vẫn chưa được khai thác và phổ biến rộng rãi. Việc thiếu thông tin và sự hạn chế trong giao dịch tín chỉ carbon xanh đã gây khó khăn trong phát triển các dự án carbon hiệu quả”- TS. Trần Đình Lý đánh giá.

TS.Vũ Tấn Phương trình bày tại tọa đàm

Theo TS. Vũ Tấn Phương - Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam (Bộ NNPTNT), hiện nay rừng ngập mặn ở Việt Nam có tổng diện tích khoảng 150.000ha, 80% phân bố ở phía Nam. Bãi triều có tổng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Cỏ biển có tổng diện tích khoảng 15.637ha, 66% phân bố ở khu vực đảo Phú Quốc. Trữ lượng các-bon cao ở rừng ngập mặn khoảng 8,7 triệu tấn các-bon, chiếm 1,4% tổng trữ lượng các-bon trong toàn hệ sinh thái rừng (612 triệu tấn các-bon).

Đánh giá về tiềm năng của rừng ven biển khu vực Nam bộ, TS. Phạm Thu Thủy - Đại học Adelaide (Úc) cho biết, đây là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường các-bon. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về việc khai thác hiệu quả tín chỉ các-bon tại khu vực này.

TS. Phạm Thu Thủy - Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Đại học Adelaide (Úc).

Theo TS. Phạm Thu Thủy, Việt Nam có thể chế chính trị ổn định; đa dạng sinh học thứ 16 trên thế giới; 25 triệu người dân nghèo, dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng; diện tích và chất lượng rừng ngập mặn, rừng trên cạn tiềm năng… là những điều kiện thuận lợi để phát triển tín chỉ các-bon.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Phòng Thông tin Truyền thông

 

Số lần xem trang: 210
Nhập ngày: 24-08-2024
Điều chỉnh lần cuối:

Tin mới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM VÀ 69 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG (20-11-2024)

Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Khoa Thủy Sản (17-11-2024)

TRAO ĐỔI HỢP TÁC VỚI CÔNG TY OVINALP, PHÁP (07-11-2024)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM NHẬN QUYỀN ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NĂM 2025 (NBC 2025) (27-09-2024)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM TỔ CHỨC TỌA ĐÀM CỐ VẤN HỌC TẬP NĂM HỌC 2024-2025 (26-09-2024)

LỄ NHẬP HỌC SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2024 (22-09-2024)

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ TOÀN QUỐC NGÀNH THỦY SẢN, LẦN THỨ 13 VỚI CHỦ ĐỀ “PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN” (20-09-2024)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI (17-09-2024)

KẾT QUẢ CUỘC THI OLYMPIC SINH HỌC SINH VIÊN VIỆT NAM LẦN THỨ IV NĂM 2024 (26-08-2024)

HỘI THẢO “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỰA VÀO RỪNG NGẬP MẶN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢM THIỂU VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (22-08-2024)

Xem thêm ...
PHÒNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Phòng: 401 - Nhà điều hành - Đại học Nông lâm TP.HCM, Khu phố 6, Phường Linh Trung - Tp.Thủ Đức - TP.Hồ Chí Minh
Tel: 028 3535 9097 - Email: ptttt@hcmuaf.edu.vn - Website: https://4t.hcmuaf.edu.vn

logolink