Quang cảnh Hội thảo
Đến tham dự hội thảo, về phía Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM có PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn - Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường, TS. Nguyễn Ngọc Thùy - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, TS. Tăng Thị Kim Hồng - Trưởng Khoa Lâm nghiệp; PGS.TS. Nguyễn Như Trí - Trưởng khoa Thủy sản; PGS.TS. Phan Tại Huân – Trưởng Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm cùng các đại diện Lãnh đạo các Khoa/Phòng ban, Đại diện các Trường Đại học, Viện nghiên cứu và các Doanh nghiệp.
Về phía các đơn vị khách mời gồm có các Đại biểu, các chuyên gia đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại diện Ban Giám hiệu NLU, Đại diện các Tổ chức quốc tế CGIAR (IRRI, CIMMYT, WorldFish), CIFOR-ICRAF, CARE Quốc tế, Khoa CNHH&TP, 30 khách mời là Giảng viên các trường đại học, viện nghiên cứu, Đại diện các công ty sản xuất và kinh doanh lương thực thực phẩm, Đại diện các Sở NNPTNT và Sở TN&MT vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn bày tỏ mong đợi rằng “Kết quả từ hội thảo sẽ góp phần vào việc nâng cao kiến thức và trao đổi thông tin về chính sách và thực tiễn về giảm phát thải cho hệ thống lương thực quốc gia và toàn cầu phát thải thấp. Đồng thời tăng cường đối thoại giúp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long làm sáng tỏ hơn những cơ hội và thách thức trong việc xây dựng chiến lược phát triển phát thải thấp. Mặt khác, tăng cường hợp tác giữa các đối tác quốc tế và Việt Nam ở nhiều cấp độ khác nhau trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn chia sẻ.
TS. Louis Verchot báo cáo tham luận tại Hội thảo
Theo nội dung báo cáo, TS. Louis Verchot nhấn mạnh “Phát thải Khí nhà kính từ nông nghiệp có thể được giảm đáng kể thông qua việc giảm cường độ phát thải trong quá trình sản xuất, tuy nhiên gia tăng dân số và thay đổi về chế độ và khẩu phần ăn lại có thể bồi hoàn lượng phát thải tuyệt đối. Nhiều quốc gia hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải đề ra vào năm 2023, nhưng để đạt được mục tiêu vào năm 2050 thì các quốc gia này cần có đổi mới và thay đổi đột phá. Phát thải ròng bằng không trong nông nghiệp không thể đạt được nếu không có bể chứa! Thể chế chính sách, các yếu tố về kinh tế, xã hội và văn hóa đóng vai trò chủ chốt trong việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm”.
Hội thảo đã cung cấp thông tin về xu hướng, chính sách và thực tiễn toàn cầu giải quyết những thách thức về giảm phát thải hiệu quả trong hệ thống sản xuất và kinh doanh lương thực thực phẩm; hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các bên có liên quan trong việc trao đổi thông tin giữa bên có liên quan về các chính sách và thực tiễn về giảm phát thải cho hệ thống lương thực, thực phẩm quốc gia và toàn cầu phát thải thấp, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
TS. Christopher Martiusbáo cáo tham luận tại Hội thảo
Phòng Thông tin Truyền thông
Số lần xem trang: 2522
Nhập ngày: 10-11-2023
Điều chỉnh lần cuối: 10-11-2023